Đi xa để về gần
Thường, khi in một tập thơ, người ta chọn tên
một bài thơ mà họ “ưng” nhất trong tập để đặt tên cho cả tập. Cũng có khi, họ
không hẳn “ưng” bài thơ đó, mà là “ưng” tên của bài thơ đó, vì nó thơ, vì nó gợi,
vì nó có thể phản ánh được ít nhiều tinh thần/ không khí của tập thơ. Nói là
“ít nhiều”, vì một tập thơ thường khi là sự tập hợp những bài thơ lẻ, mà giữa tất
cả những bài thơ lẻ thì khó có được một “sợi chỉ” xuyên suốt.
1. Thường, khi in một tập
thơ, người ta chọn tên một bài thơ mà họ “ưng” nhất trong tập để đặt tên cho cả
tập. Cũng có khi, họ không hẳn “ưng” bài thơ đó, mà là “ưng” tên của bài thơ
đó, vì nó thơ, vì nó gợi, vì nó có thể phản ánh được ít nhiều tinh thần/ không
khí của tập thơ. Nói là “ít nhiều”, vì một tập thơ thường khi là sự tập hợp những
bài thơ lẻ, mà giữa tất cả những bài thơ lẻ thì khó có được một “sợi chỉ” xuyên
suốt.
Nhiều người cho rằng,
cách làm này là kém chuyên nghiệp, là hàng xén, là thiếu hẳn chiến lược viết,
là không biết lập trình/ quy hoạch sự viết. Nhưng…, thiết nghĩ, thơ nhiều khi
là sự lóe sáng, vụt hiện, thăng hoa những khoảnh khắc sống của “tôi”, mà “từ
tôi phút trước sang tôi phút này” đã không còn đồng nhất, thì làm sao có thể “cố
định một đám mây”, làm sao có thể lập trình được cảm xúc, quy hoạch được cảm
giác?
2. Gốm lưu lạc, tập thơ
mới nhất của Vân Phi, cũng được đặt tên theo tên một bài trong tập. Khen cho
tác giả thật khéo chọn. Bởi có thể nói đây là bài thơ “nặng đô” nhất trong tập,
vì nó đạt đến độ kết nhuyễn tổng hòa nhiều “yếu tính” của thơ trong một chỉnh
thể nghệ thuật bài thơ. Đồng thời, tên của thi phẩm này lại tương hợp đến mức gần
như trùng khít với chủ âm của cả thi tập.
Nếu chiết tự có phần
khiên cưỡng thì “vân” là “mây”, “phi” là “bay”, là “khác”, là “không phải”, là
“vượt lên trên”... Chẳng biết tại cái bút danh “Vân Phi” nó vận vào người thơ,
hay tại vốn dĩ “người thơ phong vận” như… bút danh, mà bao trùm tập thơ Gốm lưu
lạc là một cảm thức lưu lạc. Chủ thể thơ nhìn mọi thứ mọi sự bằng “điểm nhìn
bên trong”, nên thấy bất kỳ ai, cái gì, ở đâu, khi nào cũng đều lưu lạc, bơ vơ,
lang thang, độc hành, tha thủi, mồ côi, ly hương, trôi, nổi nênh, hoang vu,
ngun ngút, biền biệt, vắng xa... Lưu lạc giữa thời gian đằng đẵng. Lưu lạc giữa
không gian mênh mông. Lưu lạc giữa nhân sinh như chiêm mộng.
Phải vậy chăng mà hồ
Phú Hoà thì:
sóng
rẽ ngực trời vời vợi đường biên
ngọn
nguồn chảy vào trăm năm hay
trăm
năm chảy ngược
cổ tự thì:
tiếng
chuông
ba
trăm năm cuộc người
bỗng
vụt qua như tiếng lá rơi trên nền
gạch
thẫm
ngàn
năm mây trắng vẫn bay
đền
đài nào lặng dưới đất sâu nghe loài
côn
trùng trẩy hội
La Vuông thì:
mưa
rây rây
bóng
mình là bóng nước
bóng
mình là chiêm bao
ngày
xanh lên vội vã
Cửu Long giang thì:
chín
thế kỷ đi qua đầy vơi con nước
ngàn
năm người sống đời nước sông
gạo
chợ
gốm thì:
bóng
người chuốt ngã theo những vòng xoay
rịn
đỏ đôi tay
kẻ
đứng người ngồi nhịp nào thoăn thoắt
sáu
thế kỷ, ký ức nào lưu đày trong lòng đất
tấm
bia chứng tích lỗ chỗ vết thời gian
giàn
mướp giàn bầu hoa nở trên miền cố thổ
hải trình thì:
lo
những chiếc thuyền sắp rơi ra khỏi biển
rơi
ra khỏi những quỹ đạo
hồ Núi Một thì:
người
nằm đấy mùa này con nước cạn
nắng
lộ thiên nỗi buồn
bàn
chân tìm vết cũ
ngày
như vệt thoi đưa
sông Hương thì:
vẫn
âm âm một dáng ngồi cây cỏ
đã
xao xác rồi, tôi, một gốc cây buồn...
3. Edgar Allan Poe -
nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình, nhà thơ Mỹ - từng phát biểu, rằng u buồn
chính là giọng điệu thích hợp nhất của thơ. Nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng
có lần nói, rằng thơ cần được trở về trong ngôi nhà tiền kiếp của nó là nỗi buồn.
Phải, nỗi buồn là hấp lực
đối với thơ, làm nên chiều sâu, vẻ đẹp, sức quyến rũ của thơ. Nhưng…, đời không
chỉ có nỗi buồn, mà còn có cả niềm vui sống. Với nữa, nỗi sầu vũ trụ, cảm thức
lưu lạc giữa “thiên địa chi du du” đã là đặc tính chung của loài thi sĩ muôn
nơi muôn đời, đặc biệt là những thi sĩ Đông phương, mà đậm rõ nhất là những mặc
khách thời Đường.
Vân Phi ý thức được điều
này. Anh đang nỗ lực tìm kiếm bản quyền/ của chính bản thân mình, tức là nỗ lực
kiến tạo một dòng riêng giữa nguồn chung, nhận diện và trình diện cá nhân giữa
người người lớp lớp. Và, lưu lạc, như vậy, không phải là chuồi theo quán tính
thơ muôn năm cũ, không phải là bị động, mà là cách người thơ chủ động vượt
thoát khỏi khoảng trống chật chội, đào tẩu khỏi ngõ hẹp đời mình bằng cách nhổ
neo/ cập bến mơ hồ, nơi ý nghĩ là sợi dây đứt xích.
Có nghĩa, lưu lạc là
không định nghĩa, là hoài nghi mọi sáng rõ, là lung lay mọi mặc định, là tháo
đinh mọi đóng khung, là làm động cựa mọi tĩnh khép. Lưu lạc đồng nghĩa với tự
do. Bởi, thế giới là một cuốn sách mở, như mắt em chẳng then cài, làm sao có thể
nhốt mãi một tôi.
Ban mai - bài thơ đặt
cuối thi tập, như một chủ ý, như một cái kết có hậu, happy end. Sau cuối, con
gió lưu lạc vũng khuya cũng kịp chạm gặp ban mai rộn ràng hương sắc, kịp treo
lên ban công/ một nụ cười.
Thì ra, lưu lạc là đi xa để về gần, về với những ấm áp, những bao dung từ hạnh ngộ cuộc đời.
ĐĂNG HOÀNG
Nguồn Văn nghệ số 15/2024
Link bài viết:
https://baovannghe.vn/di-xa-de-ve-gan-8745.html