Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển…ngẫu hứng cuộc tình cờ
Chưa
khi nào cầm một tập thơ mà tôi đọc liền một mạch hai lần như vậy. Điều đầu tiên
tôi cảm nhận được qua 78 bài thơ trong tập "Ba mươi, nỗi buồn em cổ điển"
chính là cảm xúc dạt dào như điệp điệp trùng lãng đang gào xiết xô bờ tìm môi
hôn vào cát mải mê ngàn năm không dứt và nội lực mạnh mẽ của người phụ nữ trên
"con đường thơ" như nhà thơ Du Tử Lê đã từng nói... Phần thưởng danh
giá "Tác phẩm đầu tay" dành cho chị quả là một sự công tâm khi Ban giám
khảo đã chọn ra bông hoa ngát hương dễ thương nhất giữa cánh đồng thơ ca muôn
trùng màu sắc. Để rồi khi nghiền ngẫm từng bài, tôi có cảm giác như đang có vạn
vạn sinh vật đang di chuyển trong huyết quản của mình, làm tê rần từng tế bào, sướng bá cháy bù chét...haha
Này nhé:
"...Những người đàn bà vác
giò lên cổ chạy để mưu sinh
Chỉ có mùi sữa, mùi chua, mùi
mồ hôi hăng hắc
Phần nhiều những người đàn bà
khác không mùi hương như nước lọc
Bởi lẽ hương đã bay theo tiếng
trẻ thơ cười.
Không ít những lời càm ràm và
tiếng la chan chát trên môi
Quần xén ống thấp, ống cao, áo
dài xộc xệch
Cái duyên mặn mà ẩn sâu trong
từng đường chỉ khâu, nếp nhà, hốc bếp
Hương đàn bà ẩn vào từng bước đi và sự thành đạt
của người đàn ông"
(Hương đàn bà)
Tôi
cảm nhận được trái tim đang quay quắt của một người phụ nữ vừa như cam chịu vừa
như mãn nguyện... Thực ra, theo tôi nghĩ, đó là hai mặt của một vấn đề, tính
mâu thuẫn chiết xuất từ hiện thực cuộc sống là dòng chảy luân hồi của cảm xúc
cá thể. Và chủ thể ở đây có thể là chị, có thể là bất kì ai được gọi là đàn bà
tồn sinh trong cõi phương Đông này. Lời thơ chân phương, mà cái thể hiện đằng
sau những con chữ tưởng chừng "đếch" có gì giấu giếm í là cả một thế
giới sầu muộn cần cảm thông mà có mấy khi những gã đàn ông chịu ngó ngàng tới.
Một điều đáng yêu là cho dù người phụ nữ phủ buồn giăng kín nhưng vẫn giữ được
cái nét nhu mì, cái duyên mặn mà truyền thống Việt Nam. Điều đó thật đáng trân
trọng.
Một
điều tôi rất thích trong thơ chị đó chính là tính nhạc và cách diễn câu linh hoạt,
cách ghép vần để không phá vỡ "tính thơ" trong thơ mà nội hàm bài thơ
thực chất đã có sự bứt vỡ ngoạn mục trong tâm thức
"..Mùa giật mình trổ gió
Đồng cúc họa mi bung cánh trổ
mùa..."
(Đan nắng vào đông)
Có cảm giác chị đang bứt
vỡ hồn mình trong con chữ, lang thang trong giấc mơ, một thế giới cực mong manh
và dễ vỡ. Tôi thích cách đánh giá của nhà thơ Du Tử Lê khi nhận xét thơ chị có
sự so sánh, liên tưởng thông minh, ý thức... "liên tưởng của liên tưởng đuổi
bắt nhau" tựa như một bộ phim mà tôi từng xem với những giấc mơ đan lồng
vào giấc mơ, những cuộc rượt đuổi trùng điệp theo những nếp gấp vô tận của thời
gian: quá khứ-hiện tại-tương lai luân chuyển không ngừng… Và ở đó, ta thấy một
sức sống hồi sinh mãnh liệt từ những khô cằn mà có khi tưởng chừng đã tận diệt
với những hanh hao nghiệt ngã
"Mặc nắng bỏng, gió thốc cuồng
sa mạc
Anh có thấy trên nhánh xương rồng
vừa mới trổ bông..."
(Em gõ cửa mùa thu)
Và này nữa, ta hình
dung như có gì đó sắp răng rắc đổ vỡ nhưng cảm giác nồng nàn vẫn lan tỏa không
nguôi.
"Em có gọi đâu mà nỗi nhớ dạ
thưa
Ách tắt trong từng câu chữ
Để bài thơ sáng nay trùng tu dẫm
phải lời dị ngôn đã cũ
Bén rễ nồng nàn!
Anh đừng cắt phép cuối tuần vội vã
chạy sang
Giấc chiêm bao đang trên bàn phẫu
thuật
Trên móng tay em dấu môi hôn còn
nóng hừng nóng hực
Cuộc yêu!"
Và
người phụ nữ nồng nàn ấy cũng đa sầu và đa cảm lắm, sợ gió đau, sợ mặt trời gặm
buồn trong hốc nhớ, con tim sao mà dễ dàng rung cảm đến vậy, ngay cả với thời
gian
"Cuối cùng rồi mặt trời cũng mất hút phía sau đồi
Tôi nhìn thấy nụ cười em rơi
xuống mặt đường méo xệch
Lòng tôi thành ngốc nghếch
Cuống cuồng dỗ tháng tư..."
(Ngẫu nhiên tháng tư)
Cuộc
gặp gỡ tình cờ và ngẫu nhiên giữa những trái tim đồng cảm với nhau. Muốn dẫn
thơ nữa, muốn viết tiếp mà sợ chẳng có điểm dừng, lại bỏ dở bữa cơm chiều cho
ba má chưa nấu… Có thể, tất cả chỉ là cảm tính của một độc giả nhưng những gì
mà nữ thi sĩ Nguyễn Phương Thúy đã thể hiện thật thú vị. Tôi thiết nghĩ, 78
bài thơ, có bài còn…chênh và chưa thật sự hoàn hảo, tuy nhiên đây là một kỷ niệm
và cũng là món quà dành cho đứa con tinh thần đầu tiên từ những ngày bước chân
vào con đường thơ lắm xa xót nhọc nhằn. Nhìn lại, thật đáng trân trọng và ngưỡng
mộ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét